VSP vừa cho ra mắt sản phẩm nguồn máy tính(PSU) thế hệ thứ 2 của dòng TEREX VXP. Là dòng sản phẩm thương hiệu Việt Nam đầu tiên đạt được chứng nhận 80Plus Gold cho 2 phiên bản VXP850 850W và VXP1000 1000W. Nay sẽ được nâng cấp lên chuẩn ATX3.1 với đầu cấp nguồn thế hệ mới 12V-2x6/PCIe5.1 khắc phục một số khuyết điểm nhỏ của đầu nguồn PCIe5.0/12VHPWR trước đây
TEREX VXP V2 ATX3.1/PCIe5.1 mang trong mình các tính năng của dòng sản phẩm cao cấp như: 80Plus Gold, Active PFC fullrange, tụ điện Nhật Bản, Sử dụng toàn bộ cáp dạng rời ( full modullar).và Quạt làm mát FDB độ ồn thấp
I-Hộp và Phụ kiện
Hộp của VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 có cách thiết kế khác hoàn toàn phiên bản V1, với hai lớp vỏ đem lại sự chỉnh chu cho sản phẩm hơn . Thông số kĩ thuật được in chi tiết ở cả lớp vỏ ngoài và phần vỏ carton bên trong
Phụ kiện kèm theo dừng ở mức cơ bản gồm có 1x dây nguồn EU type, 4x ốc bắt nguồn, 4x dây rút(zip tie), và 1x Sách HDSD
II-PSU
1-Bên ngoài:
VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 có kích thước dài hơn ATX tiêu chuẩn với chiều sâu 14cm. Lớp vỏ được sơn tĩnh điện màu đen và sử dụng quạt làm mát 120mm
Công suất danh định: 1000W, Single rail 12V@83,3A, Active PFC full range 100-240Vac, 80Plus Gold
Hệ thống cáp bẹ đen 100% dạng rời gồm có:
1x 24pin Mainboad: 60cm
2x 4+4pin ATX12V: 70cm
4x 6+2pin PCIe: 60cm + 15cm
1x 12V-2x6/PCIe5.1 600W : 60cm (16AWG)
6x SATA: 50cm + 15cm + 15cm
3x ATA: 50cm + 15cm + 15cm
1x FDD
2-Bên trong:
VSP chọn JiuMeng làm đơn vị sản xuất(OEM) dòng sản phẩm VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1. Với thiết kế thường được sử dụng cho dòng sản phẩm có hiệu suất 90% trở lên là Active PFC + Cộng hưởng LLC nửa cầu + Chỉnh lưu dồng bộ (SR) + DC to DC cho đường 5V và 3.3V
Bảng linh kiện được sử dụng trên VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 :
Tầng lọc nhiễu EMI nằm toàn bộ trên bo mạch chính với đầy đủ 2 lớp lọc kèm theo thành phần chống sét MOV.
Cặp Diode cầu GBU2510 (25A x2) công suất lớn được đính trên phiến tản nhiệt riêng biệt. Tụ chính Nhật Bản Rubycon có thông số 420V/820uF với nhiệt độ hoạt động tối đa đạt 105oC
Tầng PFC và LLC/PWM đều sử dụng cùng loại Mosfet SRC60R090B tới từ hãng Sanrise. Tầng PFC được điều khiển bởi IC dao động Aplustek AT6108ZSP8, và tầng cộng hưởng LLC là loại EG6599S tới từ hãng sản xuất rất quen thuộc của các "dân chơi DIY" kích điện sine chuẩn là EGmicro
Cuộn dây thứ cấp và sơ cấp được quấn xen kẽ nhau giúp nâng cao hiệu suất chuyển đổi
Có tất cả 6 Mosfet Maple semi SLM160N04G(160A x6) làm nhiệm vụ chỉnh lưu đồng bộ cho đường 12V duy nhất trên PSU. Các Mosfets này hàn ở mặt trên trên của bo mạch chính và được tản nhiệt trực tiếp qua 2 thanh tản nhiệt giúp hứng luồng gió làm mát dễ dàng hơn
Đường 5V và 3.3V được tạo ra từ khối mạch VRMs(DC to DC) sử dụng IC dao động Aplustek AT8852Z(2ch) lái 4 Mosfet Advance Power AP4024GEMT(60A), với giải pháp đã vàng đang sử dụng trên dòng VGP và VGP Pro
IC giám sát hoạt động là loại GR8313 cung cấp 3 chế độ bảo vệ cơ bản SCP, OVP, UVP.. Đường cấp trước 5Vsb được tạo ra từ 1 IC combo Chipown PN8141
VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 sử dụng phối hợp giữa các tụ rắn và tụ hóa tới từ nhiều hãng khác nhau như Teapo, CapXon, SamXon và X-Con cho khu vực lọc nhiễu các đường điện ngõ ra,
Phần mạch in của VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 tương đối sạch do bo mạch được phủ 1 lớp keo chống ẩm, các mối hàn sáng bóng và không có vết hàn hay chân linh kiện thừa nào
III-Thử nghiệm:
1-Load testing ( Thử tải):
Nhằm đơn giản hóa bảng số liệu điện áp theo Test plan ATX3.0 từ Intel. Đường 12V nay sẽ chỉ còn 2 đường điện trong phép tử tải đối với nguồn Single rail
12V1: Mọi thứ tiêu thụ đường 12V trừ CPU (MB,PCIe,...)
12V2: Chỉ mình CPU (ATX12V/ESP12V)
VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 hoàn thành tốt các mức thử tải với điện áp dao động nhỏ nằm trong chuẩn ATX yêu cầu. Hiệu suất tối đa đạt 93%@230Vac với chuẩn 80Plus Gold. Do trang bị tính năng DC to DC vì thế các đường điện đều đạt yêu cầu ngay tại những bài kiểm tra tải không đồng đều (CL)
2-Inrush current testing ( Dòng khởi động):
Dòng khởi động của VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 có sự cải thiện khá lớn so với phiên bản V1 khi giảm còn 123A dù điện dung của tụ chính có phần cao hơn
3-Sync Transient response test ( Tải biến thiên):
*Capacitance load: 3300uF per rails (12V1, 12V2, 5V, 3.3V, 5Vsb)
Slew rate: 12V: 5A/uS(12VHPWR) hoặc 2.5A/uS. 5V & 3.3V: 1A/uS . 5Vsb: 0.1A ( theo intel ATX3.0 )
VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 cũng giống như phiên bản V1 có mức điện áp dao động trên các đường điện khá nhỏ . Hơi đáng tiếc là đường 3.3V bị rơi ra ngoài tiêu chuẩn ATX tuy chỉ khoảng 0.05V !
Qua bước thử tải mô phỏng dòng tiêu thụ tức thời của card đồ họa (Power excursion) PSU không đạt được kết quả tốt khi điện áp bị vọt lên trên tiêu chuẩn ATX khoảng 0.2V ở mức thử 160% load và 180% load
-50Hz Low load:
-50Hz High load:
-10kHz Low load:
-10kHz High load:
120% Load:
160% Load:
180% Load:
200% Load:
4-Ripple & Noise ( Nhiễu AC cao tần):
Nhiễu cao tần của VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 có sự cải thiện đôi chút với phiên bản thế hệ trước (V1). khi đường 12V tối đa dưới 40mV và các đường điện còn lại chỉ khoảng trên dưới 20mV.
5-Hold-up time ( thời gian lưu điện)
VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 vừa chạm tiêu chuẩn ATX yêu cầu, với tính hiệu PG_OK đạt 11,1/11mS và Đường 12V rời khỏi mức điện áp an toàn sau 14,7mS
6-Protection features (Các chế độ bảo vệ):
Các chế độ bảo vệ trên VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 hoạt động tốt và nhạy.với điểm cắt dòng hợp lí. Không có gì để phàn nàn về các bước thử này
7-Earth leak current ( Kiểm tra dòng rò):
Đối với các thiết bị IT (Class I ) mà nguồn máy tính ATX là một trong số đó thì theo tiêu chuẩn an toàn yêu cầu dòng rò không được vượt quá 3,5mA tại áp cấp vào bằng ~110% điện áp tối đa mà nhà sản xuất công bố PSU có thể hoạt động đc ( ở đây sẽ là 110% của 240VAC tương đương khoảng 264VAC@60Hz). Để kiểm tra vấn đề này chúng ta sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng GW instek GLC-9000 để đo dòng rò
8- Nhiệt độ làm việc và tốc độ quạt làm mát ( Temp & Fan RPM):
Điều kiện môi trường : 38-45°C
Đô thị tốc độ quạt làm mát của VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 không có quá nhiều điều để nói khi sẽ tăng dần theo các mức tải khi lượng nhiệt được sinh ra nhiều hơn và đạt tối đa khoảng 1800RPM. Để đủ khả năng làm mát các linh kiện công suất phía dưới. Đánh đổi lại sự êm ái là nguồn sẽ nóng hơn phiên bản V1 đôi chút, qua ảnh nhiệt chúng ta có thể thấy khu vực nóng nhất trên PSU là biến áp chính khoảng trên dưới 90oC.
VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 sử dụng quạt làm mát được VSP đặt Poweryear sản xuất, với bạc lót dạng Fluid Dynamic Bearing(FDB). 12V 0.26A, có tốc độ tối đa khoảng 2000RPM
IV-Kết luận:
VSP VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 có phẩn chất điện áp và chất lượng linh kiện khá tốt. Trang bị đầu nguồn PCIe5.1/12V-2x6 có công suất lớn 600W tương thích tốt với thế hệ card đồ họa RTX4000. Hiệu suất tối đa lên tới 93%@230Vac. Hoạt động tương đối êm với quạt FDB có chất lượng cao
VXP1000 V2 ATX3.1/PCIe5.1 là sự lựa chọn mới đến từ thương hiệu trong nước cho các cấu hình tầm trung và cao cấp sử dụng card đồ họa thế hệ RTX4000
Ưu điểm:
-Chất lượng linh kiện khá
-Chất lượng điện áp khá( đạt 200% power excursion)
-Trang bị đầu nguồn PCIe5.1/12V-2x6 600W
-Hiệu suất đạt 93@230Vac - 80Plus Gold
-Hoạt động êm với quạt FDB
Khuyết điểm:
-Cần cải thiện điện áp đường 12V tại 160% và 180% load (power excursion)
-Xin cảm ơn VSP đã cung cấp sản phẩm review!