80 PLUS bộ nguồn máy tính là gì? bao gồm những chứng nhận 80Plus nào?

24 / 12 / 2023 2849 lượt xem

Chứng nhận 80 Plus Certification là gì?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại PSU với chất lượng và giá cả khác nhau. Nếu bạn là một người mới, tôi khuyên bạn hãy chọn PSU có chuẩn 80 Plus, đây là chuẩn quốc tế chứng minh cho hiệu suất thực của sản phẩm.

Chứng nhận 80 Plus hay 80 Plus Certification là một chương trình chứng nhận hiệu suất tự nguyện chứng minh được bộ nguồn có hiệu suất làm việc tốt và thân thiện mới môi trường. Cụ thể sẽ giúp giảm chi phí tiền điện phải trả và ít gây hại hơn cho môi trường. 80 PLUS là chương trình chứng nhận hiệu quả phổ biến nhất hiện nay trên các bộ nguồn máy tính.

Năm 2004 Ecos Consulting đưa ra chứng nhận 80 PLUS để đánh giá hiệu suất của PSU. Đó là một chương trình không ràng buộc các nhà sản xuất đưa sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn 80 PLUS. Chương trình lấy tên từ hiệu suất tối thiểu 80% mà nguồn điện cần thể hiện cho mức đầu tiên của nó ở mức tải 20%, tải 50% và tải định mức đầy đủ, cùng với hệ số công suất (PF) ít nhất là 90% và tối đa.

Phân biệt 80 Plus bộ nguồn máy tính

Chất lượng hiệu suất PSU thường được chia làm 6 loại cấp bậc: từ 80 Plus Standard cho tới cao nhất là 80 Plus Titanium.

 

Các tiêu chuẩn 80 Plus trên nguồn

Một số thương hiệu PSU trên thị trường Việt Nam đạt chuẩn hiệu suất 80 Plus và có thiết kế thích nghi tốt với môi trường và dòng điện ở Việt Nam như: Asus, Gigabye, Acer, Corsair, Seasonic, Jetek, Cooler Master, Antec,.. và gần mới đây nhất VSP là công ty Việt Nam đầu tiên có dòng sản phẩm được chứng nhận bộ nguồn 80 Plus với 2 dòng sản phẩm 80 Plus Bzonze và 80 Plus Gold tại thị trường Việt Nam.

Bộ guồn 80 Plus Bronze của VSP

Series line VGP Bộ nguồn 80 Plus Bzone của VSP

Bộ guồn 80 Plus Gold của VSP

Series line VXP Bộ nguồn 80 Plus Gold của VSP

Cao cấp nhất là các bộ nguồn 80 Plus Titanium, với hiệu suất hoạt động rất cao, lên tới 96% và đảm bảo duy trì hiệu suất hoạt động luôn lớn hơn 90% trên toàn bộ các mức tải ngay cả ở mức tải 10%, đem lại mức hao hụt điện năng rất thấp. Tuy nhiên với giá thành đắt đỏ, rất ít người sử dụng thực sự cần đến các bộ nguồn này.

Có 6 mức 80 PLUS cho các PSU:

• 80 PLUS
• 80 PLUS Đồng
• 80 PLUS Bạc
• 80 PLUS Vàng
• 80 PLUS Bạch Kim
• 80 PLUS Titanium

Bộ guồn 80 Plus Bronze  VXP850TGD của VSPBộ nguồn VXP850TGD 80 Plus Gold của VSP


Từ khi tiêu chuẩn 80 PLUS Titanium ra đời đã mang lại phép đo thứ tư cho chứng nhận: hiệu suất ở tải trọng định mức 10%. Ngoài ra, với Titanium, PF cần ít nhất là 0,95 ở mức tải thấp hơn (20% công suất định mức tối đa của PSU). Lưu ý rằng, tải trọng PSU càng thấp thì bộ chuyển đổi APFC của nó càng khó để giữ hệ số công suất cao.

Hiệu suất bộ nguồn 80 Plus

Cách xác định cấp độ hiệu suất của nguồn máy tính theo tiêu chuẩn 80 Plus

Biết 80 Plus trên PSU là gì bạn cũng cần biết cách xác định cấp độ hiệu suất của nguồn máy tính theo tiêu chuẩn 80 Plus.

  • Điện áp đầu vào: Điện áp AC đầu vào càng thấp, hiệu suất nguồn càng giảm.
  • Hiệu suất: Là tỷ lệ giữa điện năng tiêu thụ của nguồn máy tính so với điện năng tiêu thụ thực tế cho hệ thống.
  • Thời gian sử dụng: Hiệu suất của nguồn máy tính sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng.
  • Hệ số công suất: Hệ số công suất thể hiện khả năng chuyển đổi điện áp AC thành điện áp DC với độ chính xác cao.
  • Chuẩn bảo vệ: Nguồn máy tính cần được thiết kế với các tính năng bảo vệ quan trọng như bảo vệ quá tải, bảo vệ quá áp…
  • Chất lượng linh kiện: Sử dụng các linh kiện cao cấp có chất lượng tốt giúp tăng tuổi thọ và hiệu suất của nguồn máy tính.
  • Tản nhiệt: Nguồn máy tính được thiết kế với hệ thống tản nhiệt hiệu quả giúp giảm nhiệt độ và nâng cao hiệu suất.
  • Tiếng ồn: Mức độ tiếng ồn được đánh giá để đảm bảo nguồn máy tính hoạt động yên tĩnh hơn.
  • Tuổi thọ: Tuổi thọ của nguồn máy tính cũng là một yếu tố quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến độ tin cậy và chi phí sửa chữa sau này.

Ý nghĩa của các cấp độ hiệu suất

  • Đầu vào 115 Volts

Các cấp độ hiệu suất của nguồn máy tính được đánh giá theo tiêu chuẩn 80 Plus bao gồm 80 Plus, 80 Plus Bronze, 80 Plus Silver, 80 Plus Gold, 80 Plus Platinum và 80 Plus Titanium. Mỗi cấp độ hiệu suất sẽ đảm bảo một mức tiết kiệm điện năng khác nhau. Cụ thể:

  • 80 Plus: Là cấp độ hiệu suất cơ bản nhất và đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu về hiệu suất, nghĩa là nguồn máy tính này phải đạt được hiệu suất tối thiểu 80% ở 20% tải, 50% tải và 100% tải.
  • 80 Plus Bronze: Đạt được hiệu suất tối thiểu 82% ở 20% tải, 85% ở 50% tải và 82% ở 100% tải.
  • 80 Plus Silver: Đạt được hiệu suất tối thiểu 85% ở 20% tải, 88% ở 50% tải và 85% ở 100% tải.
  • 80 Plus Gold: Đạt được hiệu suất tối thiểu 87% ở 20% tải, 90% ở 50% tải và 87% ở 100% tải.
  • 80 Plus Platinum: Đạt được hiệu suất tối thiểu 90% ở 20% tải, 92% ở 50% tải và 89% ở 100% tải.
  • 80 Plus Titanium: Là cấp độ hiệu suất cao nhất, đạt được hiệu suất tối thiểu 90% ở 10% tải, 92% ở 20% tải, 94% ở 50% tải và 90% ở 100% tải.

Bộ guồn 80 Plus Bronze  VXP850TGD của VSP AC100-240VBộ nguồn VSP 80 Plus Gold VGP850TGD : Đạt được hiệu suất tối thiểu 87% ở 20% tải, 90% ở 50% tải và 87% ở 100% tải.

Với các cấp độ hiệu suất cao hơn, nguồn máy tính sẽ tiết kiệm được nhiều hơn năng lượng và giảm thiểu chi phí điện năng trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, các nguồn máy tính đạt cấp độ hiệu suất cao hơn thường có giá thành cao. Do đó, người dùng cần cân nhắc giữa chi phí và hiệu suất để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

  • Đầu vào 230 Volts

Có sáu cấp độ chứng nhận 80 Plus đầu vào 230V – dành cho PSU không dự phòng – giống chứng nhận 115V. Có năm mức nguồn dự phòng, thường được sử dụng trong các ứng dụng trung tâm dữ liệu (Cấp độ cơ bản là 80 Plus Bronze).

  • 230V New 80 Plus Platinum Certification

Ecos Consulting, công ty đứng sau chứng nhận 80 Plus, vừa đưa ra hạng mục chứng nhận mới, Bạch kim. Hiện có năm chứng nhận: Tiêu chuẩn, Vàng, Bạc, Đồng và Bạch kim. Tại thời điểm này, 80 Plus Platinum chỉ nhắm mục tiêu cung cấp năng lượng dự phòng cho trung tâm dữ liệu, chỉ có thể hoạt động ở 230 V. Chứng nhận mới này yêu cầu hệ số công suất tối thiểu (PF) là 0,95 (0,90 đối với các chứng nhận khác). Sự khác biệt giữa năm chứng nhận 80 Plus được tóm tắt trong bảng bên dưới.

Ecos Consulting, the company behind 80 Plus certification

Những hạn chế và thiếu sót của 80 PLUS

Tuy có nhiều ưu điểm khi có chứng nhận 80 Plus, nhưng bên cạnh đó cũng có một số các hạn chế mà chứng chỉ này chưa khắc phục được, đó là:

• Phương pháp này cho phép các nhà sản xuất gửi các mẫu "vàng" (các mẫu được chọn lọc thủ công có hiệu suất lý tưởng nhất).
• Các phép đo được thực hiện ở nhiệt độ môi trường rất thấp (23 độ C, ± 5 độ C).
• Tiêu chuẩn không đề cập rõ ràng về thiết bị thử nghiệm.
• 80 PLUS không giải quyết được nếu các nhà sản xuất sử dụng huy hiệu giả mạo, hàng giả.
• 80 PLUS chỉ yêu cầu một số phép đo nhỏ để phân loại PSU thành một trong các loại của nó, chưa chặt chẽ hay có thông tin để chính xác tuyệt đối.

Các yếu tố cần xem xét khi chọn mua nguồn đạt tiêu chuẩn 80 Plus

Đừng bỏ qua các yếu tố cần xem xét khi chọn mua nguồn đạt tiêu chuẩn 80 Plus khi tìm hiểu 80 Plus trên PSU là gì.

  • Công suất: Nguồn phải đảm bảo cung cấp đủ công suất phù hợp với hệ thống máy tính của bạn. Hãy tính toán công suất cần thiết của hệ thống của bạn và chọn nguồn có công suất tương ứng.
  • Thương hiệu: Chọn nguồn từ các thương hiệu uy tín, có tiếng trong ngành. Điều này sẽ giúp đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm.

Các tiêu chuẩn về bộ nguồn 80 Plus được kiểm tra và cấp chúng nhận toàn cầu bởi Ecos Plug Load Solutions, hay Clearesul(R), người dùng có thể kiểm chứng mức độ tin cậy của bộ nguồn 80 Plus với Clearesul(R) bằng cách truy cập vào website và tìm kiếm thông tin sản phẩm của nhà sản xuất được công bố tại đây.

Thông tin thương hiệu VSP với 3 dòng sản phẩm 80 Plus Broze và 2 dòng 80 Plus Gold được công bố toàn cầu bởi  Clearesul(R)

  • Cấp độ hiệu suất: Chọn nguồn có cấp độ hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng và giảm độ ồn của hệ thống. Nếu tài chính cho phép, nên chọn nguồn có cấp độ cao nhất có thể.
  • Kích thước: Kiểm tra kích thước của nguồn để đảm bảo nó phù hợp với vỏ case của hệ thống.
  • Tính năng bảo vệ: Chọn nguồn có tính năng bảo vệ quá tải, quá áp, quá dòng và quá nhiệt lượng để đảm bảo an toàn cho hệ thống của bạn.
  • Tiếng ồn: Chọn nguồn có độ ồn thấp để giảm tiếng ồn của hệ thống.
  • Giá cả: Xem xét giá cả và chọn nguồn có giá phù hợp với ngân sách của bạn.

Tóm lại, khi chọn mua nguồn đạt tiêu chuẩn 80 Plus, bạn cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau để chọn được nguồn đảm bảo chất lượng, hiệu suất và an toàn cho hệ thống máy tính của bạn.

Lời kết
Với những thông tin về 80 Plus trên PSU là gì mà chúng tôi cung cấp, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như biết cách chọn mua nguồn đạt tiêu chuẩn 80 Plus phù hợp. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, nếu cần tư vấn lựa chọn PSU phù hợp, 

Xem thêm; Các sản phẩm bộ Nguồn 80Plus của VSP đầu tiên tại Việt Nam; 14Lab đánh giá bộ nguồn VSP 80 Plus Gold VXP850TGD - 850W